|
Bernadette thời thiếu nữ. Bà là vị thánh đầu tiên của Thiên chúa giáo có hình chụp lúc còn sống. |
Tin đồn lan ra, và dĩ nhiên rất nhiều
người không tin. Trong vòng 5 tháng sau đó, cô bé còn được thị kiến Đức
Mẹ thêm 17 lần, khiến đám đông đổ về hang ngày một đông. Điều đó khiến
cô thiếu nữ gặp nguy hiểm bởi sự cảnh cáo, đe dọa của nhà chức trách.
Tuy nhiên, Bernadette vẫn trung thành với những gì mình nhìn thấy thay
vì tuyên bố mình nói dối như nhà chức trách yêu cầu.
Người dân càng tin vào Bernadette hơn
khi có một dòng suối chảy ra từ hang do cô đã dùng tay đào theo chỉ dẫn
của Đức Mẹ, và nước suối ấy được cho là chữa khỏi bệnh cho nhiều người.
Trong một lần hiện ra với Bernadette, Đức Mẹ nói muốn xây một nhà thờ
tại đây, nhưng nhà chức trách tìm cách ngăn cản, cũng như đóng dòng suối
lại. Nhưng tiếng tăm về Bernadette và Đức Mẹ trong hang đã đến tai
hoàng hậu nước Pháp, và bà đã can thiệp để nhà thờ được xây dựng.
|
Bernadette khi đã là nữ tu.
|
Năm 22 tuổi, Bernadette được vào tu viện đúng như khao khát của cô,
dành hết tâm sức để thờ Thiên chúa và làm những việc thiện nguyện. Nữ
tu sĩ qua đời ở tuổi 35 (năm 1879) sau một thời gian dài bệnh tật. Vào
năm 1913, Bernadette được Giáo hoàng Pius X phong thánh, mộ của bà lần
đầu tiên được mở ra và mọi người ngạc nhiên bởi thi hài vẫn y nguyên như
lúc còn sống. Do hoàn cảnh chiến tranh (chiến tranh thế giới thứ nhất
1914-1918), các nghi thức bị gián đoạn nên đến năm 1919, mộ của bà lại
được mở ra lần nữa để hoàn tất các nghi lễ.
Lúc này, Bernadette đã qua đời được 30 năm. Bác sĩ phẫu thuật
Tourdan, người chứng kiến sự việc, kể lại: “Quan tài được mở ra dưới sự
chứng kiến của nhiều người, trong đó có tôi. Thi thể thánh nữ trong
trang phục yêu thích của bà không hề có mùi xú u. Khuôn mặt, bàn tay và
cẳng tay lộ ra bên ngoài. Đầu bà nghiêng sang một bên, miệng hé mở để lộ
hàm răng trắng. Hai tay đặt trên ngực, lớp da vẫn hoàn hảo”.
Theo mô tả của những người khác, đầu gối bên trái của thánh nữ nhỏ
hơn bên phải do ảnh hưởng của chứng bệnh lao xương mà bà mắc phải.
Trang phục của bà hơi ẩm ướt, cỗ tràng hạt bà cầm cũng như tượng thánh
bằng đồng trên ngực đã rỉ sét, nhưng lạ kỳ là da thịt lại vẹn nguyên,
các khớp xương vẫn mềm mại và da vẫn đàn hồi, tươi tắn. Thánh nữ
Bernadette được thay y phục mới và mai táng trở lại.
|
Thi hài thánh nữ Bernadette được đặt trong quan tài kính.
|
Năm 1925, Đức Giáo hoàng Pius XI phong thánh lần nữa cho
Bernadette, và mộ bà lại được mở ra lần thứ ba. Người phụ nữ qua đời ở
tuổi 35 vẫn mang dung nhan thánh thiện, đẹp đẽ như đang nằm ngủ, duy có
da mặt hơi sẫm hơn một chút do bị lau rửa lần trước. Sau khi bọc sáp
gương mặt và đôi tay, di hài được đưa vào quan tài bằng pha lê đặt ở nhà
nguyện tại Lourder cho đến tận ngày nay cho mọi người kính ngưỡng.
Lourder - quê hương Bernadette đã trở thành một trong những điểm
hành hương lớn nhất của các tín đồ Thiên chúa giáo, và dòng suối nhỏ
được bà đào theo chỉ dẫn của Đức Mẹ vẫn cung cấp nước cho khách thập
phương đến tận ngày nay.
Bí ẩn của thi thể không rữa nát
Đã có vô số thi thể cổ xưa được người đương đại phát hiện trong
tình trạng nguyên vẹn: những bậc đế vương, những người giàu có, những
thiền sư đắc đạo, những người sống ở vùng băng giá. Sự hoàn hảo của
những thi thể này được khoa học lý giải nguyên nhân rất dễ dàng: Những
tảng băng tạo thành cái tủ lạnh khổng lồ khiến những xác chết nằm trong
đó được bảo quản tươi nguyên sau nhiều thế kỷ.
Những thi hài được ướp xác bằng cách rút hết nội tạng, được quấn và
nhồi bằng nhiều loại dầu, thảo dược có tác dụng chống phân hủy. Còn các
vị cao tăng thường “tự ướp xác” mình bằng cách nhịn ăn nhiều ngày, chỉ
uống loại nước thuốc đặc biệt để ngừng trao đổi chất, làm sạch cơ thể,
khiến người gầy rộc chỉ còn da bọc xương trước khi họ viên tịch trong tư
thế thiền định.
Đặc điểm chung của những xác ướp đó là tuy không bị rữa nát, chúng
cứng đơ, khô quắt, bị rút hết nước, và màu da xám xịt hoặc đen sì. Thực
ra cũng có một ngoại lệ, đó là xác ướp của Tân Truy phu nhân, vợ một vị
quan triều Hán ở Trung Quốc cách đây 2.000 năm, được phát hiện năm 1972.
Thi thể người phụ nữ qua đời lúc 50 tuổi này vẫn đầy đặn, mặt tuy đã
phân hủy nhưng còn khá rõ các nét, da còn khá mềm và ẩm, có khớp vẫn cử
động được, đáng ngạc nhiên là nội tạng vẫn đầy đủ, thậm chí trong ruột
và dạ dày vẫn còn hàng trăm hạt dưa.
|
Thi hài 2.000 năm của Tân Truy phu nhân. |
Dù kỳ lạ nhưng sự “bất hoại” của Tân Truy phu nhân vẫn được giới
nghiên cứu lý giải rõ ràng: thi thể bà đã được bảo quản cực kỳ khoa học
với 20 lớp vải quấn quanh, ngâm trong dung dịch chống phân hủy bao gồm
cả chu sa, thủy ngân và thạc tín, đặt trong 4 lớp quan tài. Có đến 5 tấn
than được đổ quanh và thi hài được chôn sâu 15 mét dưới lòng đất.
Tóm lại, gần như tất cả những thi thể tồn tại qua thời gian đều là
kết quả của sự bảo quản kỳ công, hoặc thi hài tình cờ được ở trong môi
trường đặc biệt để vi khuẩn và sự oxy hóa không “tác quái” được. Nhưng
điều đó không đúng với trường hợp thi thể thánh nữ Bernadette. Khi qua
đời, bà chỉ ở địa vị một nữ tu sĩ bình thường, thậm chí bị mẹ bề trên
ghét bỏ, nên thi thể được mai táng hoàn toàn theo cách bình thường,
không có một tác động nào nhằm mục đích bảo quản thi hài.
|
Dung nhan của thánh nữ Bernadette hiện nay vẫn tươi đẹp như đang ngủ.
|
Môi trường nơi đặt thi thể bà cũng hoàn toàn bình thường, nghĩa là
những thi thể khác đặt ở đó vẫn rữa nát nhanh chóng theo quy luật tự
nhiên. Các nhà khoa học không lý giải được tại sao, còn những người tin
vào tâm linh thì cho rằng, chính hồng ân của Thiên chúa và Đức Mẹ đã tạo
ra phép lạ cho người con gái thánh thiện của các ngài.
|
Nữ á thánh Anna Maria Taigi. |
Không chỉ Bernadette, một số vị thánh khác của Thiên chúa giáo cũng
có thi thể bất hoại, chẳng hạn nữ á thánh Anna Maria Taigi, người
Italy, qua đời năm 1837 ở tuổi 68. Bà không phải là một tu sĩ, mà là bà
mẹ 7 con nhận được ơn tiên tri của Thiên chúa, thấy được quá khứ và
tương lai. Bà sống cuộc đời đạo đức, cống hiến và được Giáo hoàng
Benedikt XV phong á thánh vào năm 1920. Mặc dù qua đời khi tuổi đã cao
và đến nay đã hơn 175 năm trôi qua, gương mặt vị á thánh này vẫn tròn
đầy, căng mịn, rất tươi đẹp.
|
Thánh Johannes Bosco. |
Thánh Johannes Bosco (1786-1859) cũng được hậu thế chiêm ngưỡng
trong quan tài kính với thần thái không khác lúc còn sống. Ông là một
linh mục Pháp, người sáng lập nhà dòng Salesianer, được Giáo hoàng Pius
XI phong thánh và tuyên xưng là Thánh quan thầy của các linh mục. Những
vị thánh khác như Francis Xavier (1506-1552), di hài đang được lưu giữ
tại Ấn Độ, Jean Marie Baptiste Vieanney (1786-1859)… cũng nổi tiếng là
nhục thân bất hoại dù không hề được ướp xác.